Diễn đàn 9x
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn 9x


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
kubeoo
Ma Mới



Tổng số bài gửi : 9
Join date : 29/01/2010
Age : 34
Đến từ : Biên hòa

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam   Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam I_icon_minitimeFri Jan 29, 2010 4:59 pm

1 - Trâu Chui Cũng Lọt

Hai anh em nhà nọ, bố mẹ mất sớm, để lại một gia tài kha khá. Người em chăm chỉ làm ăn, người anh thì lười biếng, nghiện rượu, nghiện chè đủ thứ, cuối cùng nghiện cả thuốc phiện, rước bàn đèn về nhà. Người em can mãi, vẫn không nghe, nhà cửa ruộng nương bán dần, chỉ còn con trâu định bán nốt. Người em mới nghĩ ra một kế làm cho anh tỉnh ngộ. Hôm ấy, định thả trâu ra ăn cỏ, nhưng anh không tháo cửa chuồng, cứ đúng ngoài quát. Con trâu loay hoay mãi, không ra được. Người anh nằm bên bàn đèn, thấy chướng mắt liền hỏi:


Không mở cửa chuồng, con trâu to thế kia, ra làm sao được?

Bấy giờ người em mới nói:


Anh ơi! Cơ nghiệp nhà ta to gấp mấy con trâu cũng chui lọt lỗ xe điếu huống hồ cửa chuồng này, to gấp ngàn lần lỗ xe điếu nó chui không lọt hay sao?

Nghe câu nói thấm thía, người anh lấy làm suy nghĩ, ôm lấy em, khóc nức nở. Từ đó tu tỉnh dần.

2 - Dê Đực Chửa

Quan tư thiên xem thiên văn, thấy về địa phận tỉnh Thanh có một ngôi sao sáng, chắc ở đấy có người tài, nhưng không biết làng nào, mới tâu vua. Vua giao cho đinh thần xét. Có một vị tâu:


Xin cho tỉnh Thanh mỗi làng phải tiến một con dê đực chửa, hạn một tháng, không có thì trị tội.

Trát về đến làng, các cụ kỳ lão lo sốt vó, nhất là ông thân sinh ra Quỳnh lại càng sợ, ông ta là huynh thứ trong làng, tất phải tội trước. Ông ta về phàn nàn nhà vua đòi những chuyện oái oăm. Quỳnh thấy bố buồn rầu mới hỏi:


Hôm nay thầy có việc gì mà không được vui?

Ông bố đương bực mình liền mắng:


Việc làng, việc nước, trẻ con biết gì mà hỏi?

Quỳnh nhất định hỏi cho ra, ông bố phải kể thực cho nghe. Quỳnh nghe xong, thưa:


Con tưởng việc gì, chứ việc ấy thì thầy không phải lo! Nhà vua bắt mua một con, chứ bắt mua mười con cũng có. Xin thầy cứ ra nhận lời với làng, chồng cho con trăm quan tiền để con đi mua. Không thì mình chịu tội cho cả làng.

Ông bố thấy con nói thế, lạ lắm, nhưng nghĩ bụng: "Ta thử nghe trẻ con xem sao!" mới đánh liều ra nhận với làng, làm tờ cam đoan, đem tiền về bảo con đi mua. Sáng sớm, hai bố con khăn gói, cơm nắm, vác chục quan tiền ra Thăng Long mua dê.

Ðến nơi, Quỳnh nói với bố hỏi dò xem hôm nào vua ngự chơi phố. Hôm đó, Quỳnh dậy thật sớm, lén xuống dưới cổng cửa Ðông nằm chực. Ðợi đến quá ngọ, nghe tiếng xe ngựa quan quân đi xình xịch trên cổng, Quỳnh liền khóc oà lên. Vừa lúc xa giá đi qua, vua nghe tiếng trẻ khóc mà không thấy người, sai lính đi tìm, lôi được Quỳnh ở dưới cống lên. Vua hỏi:


Sao mày lại chui xuống cống?

Quỳnh giả vờ không biết là vua, nói:


- Thưa ông, tôi thấy xe ngựa đông, sợ chết chẹt nên tránh xuống cống.

- Thế tại sao khóc?

- Thưa ông, mẹ tôi chết đã ba năm nay mà mãi không thấy bố tôi đẻ để có em mà ẵm nên tôi khóc!

- Thằng này mới dở hơi chứ! Làm gì có đàn ông đẻ bao giờ.

- Thưa ông, mới rồi tôi thấy các cụ làng tôi rủ nhau đi mua dê đực chửa để tiến vua. Dê đực chửa được

3 - Quả Đào Trường Thọ

Một hôm đương buổi chầu, có người dân từ phương xa lặn lội tìm đến kính dâng vua một quả đào, gọi là đào trường thọ, ăn vào thì trường sinh bất tử. Vua mừng ra mặt.

Còn Quỳnh vừa nghe nói, liền sấn ngay lại, cướp phắt lấy quả đào, ăn ngấu nghiến ngay giữa triều đường, trước cả mặt vua và đủ mặt bá quan văn võ.

Chúa giận lắm, truyền lôi ra chém.

Quỳnh quỳ xuống tâu rằng:


Muôn tâu bệ hạ, hạ thần hỗn láo vô lễ, tội thật đáng chết, đâu dám kêu oan, chỉ xin bệ hạ rộng lượng cho bày tỏ đôi lời, rồi có chết cũng cam lòng.

Vua bằng lòng cho nói. Quỳnh mới ung dung tâu rằng:


Tôi vốn là đứa hèn nhát, vì tham sống sợ chết, nghe nói quả này là quả trường thọ, tưởng ăn vào sẽ được sống lâu. Ai ngờ, nuốt chưa được khỏi cổ, mà cái chết đã kề bên. Thế thì quả này phải gọi là quả đoản thọ mới đúng. Vậy trộm nghĩ, trước hết xin chém đầu kẻ dâng đào dối trá, rồi sau hãy chém đầu hạ thần để làm gương cho thiên hạ.

Vua nghe nói đành hạ lệnh tha tội chết cho Quỳnh.

4 - Kinh Nghiệm Làm Thầy Lang


Có anh nọ theo thầy lang học nghề. Hôm đến xem mạch cho người bệnh nhà nọ, thầy bảo:


- Em cam rồi phải không?

- Dạ thưa, vừa cho ăn vài múi thôi ạ!

- Vậy khó chữa lắm!

Cố nhiên là với lòng khâm phục và những lời khẩn khoản của gia chủ, thầy cũng kê đơn, cho vị.

Về nhà, trò càng khâm phục thầy nhiều hơn, hỏi:


- Dạ, thưa thầy xem mạch mà biết bệnh nhân có ăn cam ạ?

- Có khó gì đâu, tao thấy đầu giường nó có vỏ cam.

Coi như học đã thành nghề, trò xin phép thầy ra về đẻ chữa bệnh cho thiên hạ. Một nhà có người ốm đến mời. Anh ta vênh vang vác mặt ra đi. Cầm tay bệnh nhân bắt mạch hồi lâu, anh ta phán:


- Mới cho ăn thịt gà có phải không?

- Dạ thưa, không ạ!

- Không à! Sao lại có chổi lông gà để ở đây?

5 - Ðầu To Bằng Cái Bồ

Quỳnh khi còn bé độ bảy tám tuổi, chơi nghịch đã khác người, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng, Quỳnh lại tinh ranh; trẻ con trong làng mắc lừa luôn. Một hôm trời tháng tám, sáng trăng, Quỳnh chơi với lũ trẻ ở sân, bỗng Quỳnh bảo:


Chúng bay làm kiệu tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người đầu to bằng cái bồ.

Lũ trẻ tưởng thật, tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi bảy, tám vòng quanh sân, mệt thở không ra hơi. Quỳnh thấy thế bảo:


Ðứng đợi đây, tao đi châm lửa soi cho mà xem.

Lũ trẻ sợ quá, không dám xem, chỉ những đứa lớn ở lại. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo lũ trẻ:


Kìa! Trông vào vách kia kìa! Ông to đầu đã ra đấy!

Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền. Quỳnh chạy vào trong buồng đóng kín cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.


6 - Trên Câm Ðiếc Dưới Cũng Câm Ðiếc

Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người dục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.

Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh đươc con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca nghợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẫn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:


"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân"

Nghĩa là:

Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Ngiêu Thuấn và đối lại:


"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức"

Nghĩa là:


Trên cũng vui thay, dước cũng vui vậy thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu.

Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen:


Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất!

Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:


- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẫn ý không thuận.

- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?

- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.

- Ta cho phép, quan cứ nói.

- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.

- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!

- Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không giám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".

- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!

- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu"

Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đã kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết.

7 - Làm Thơ Xin Ăn

Tại một làng thuộc tỉnh nọ có tên địa chủ giầu có nứt vách, lại nổi tiếng gian ác và hay hà hiếp dân lành. Hắn có cô con gái tuy đẹp nhưng cũng nổi tiếng không kém cha về cái thói chua ngoa đanh đá. Cô gái này thường thay cha ra đồ nam đốc thúc kẻ làm thuê.

Một hôm, cô ta đang đứng trên bờ ruộng, tay chống nạnh, đầu có nón quai thao, quan sát các nông dân làm thuê gặt lúa thì có một chàng thiếu niên dáng vẻ nho sinh đi ngang qua. Nho sinh thấy cảnh đó liền dừng lại hỏi thăm một bác nông dân về cô gái kia. Bác nông dân bảo cô ta là con gái của chủ ruộng, ngày nào cũng ra đứng đây để mà đôn đốc việc đồng áng, nói là thế nhưng thật ra ai làm lụng chậm chạp một tí là cô ta ngoác miệng ra chửi chẳng tiếc lời. Có lắm người tuy đói nhưng ráng chịu chứ không làm thuê cho cô ta để khỏi bị nhục.

Nghe kể xong, chàng thiếu niên liền tiến đến gần bờ ruộng nơi cô kia đang đứng. Thiếu niên bảo cô nàng mình là học trò lỡ độ đường, nhịn đói đã hai ba bữa nay, xin cô gia ân bố thí cho ít lúa thổi cơm.

Thấy chàng trai khôi ngô khoẻ mạnh lại đi xin ăn, cô gái nguýt dài và bảo:


Này, cô bảo cho biết, của đâu mà lấy không của người ta hả, nếu đúng học trò thì ứng khẩu xuất thi cho cô nghe lọt lỗ tai đã, bằng không thì cứ thẳng đường mà xéo!

Chàng thiếu niên kia nhận lời ngay và xin cô gái ra chủ đề cho mình làm thơ. Cô kia bảo:


Ðã ăn xin còn vẽ chuyện, cứ làm thơ xin ăn là hợp nhất chứ còn đề điếc gì nữa!

Chàng trai suy nghĩ trong thoáng chốc rồi đọc to:


Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thờ vua,

Nắng cực cho nên phải mất mùa.

Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị,

Chị lỡ lòng nào chị chẳng cho.

Nghe xong bốn câu thơ ấy, cô gái đỏ gần cả mặt, ngượng quá không còn biết nói năng gì nữa cả, vội vội vàng vàng lấy lúa đưa cho chàng trai kia. Chàng kia chẳng thèm cám ơn, đi thẳng một mạch trong tiếng cười khúc khích của các người làm ruộng thuê.

Về sau, người ta biết ra chàng trai ấy chính là Trạng Quỳnh. Còn phần cô gái thì sao? Cô ta mất hẳn cái thói đanh đá chanh chua, mà cũng từ hôm ấy, không thấy cô ra đồng đứng chống nạnh như trước nữa.

8 - Trạng Chết Chúa Cũng Băng Hà

Từ ngày ấy Chúa có bụng ghét Quỳnh. Được mươi hôm, Chúa đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết Chúa căm về mấy chuyện trước, lần này đòi vào thị yến chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:


Hôm nay ta vào hầu yến Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, cắt hai đứa quạt hầu, rồi gọi nhà trò về hát, đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.

Dặn xong, lên võng đi.

Quỳnh vào đến cung, đã thấy Chúa ngồi đấy rồi. Chúa bảo:


Lâu nay không thấy mặt, lòng ta khát khao lắm. Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, ngươi không được từ.

Quỳnh biết Chúa thù về cây cải hôm nọ, không ăn không được. Vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:


Bao giờ Quỳnh chết?

Quỳnh thưa:


Bao giờ Chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết.

Ăn xong, Quỳnh thấy trong người khang khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem Quỳnh có việc gì không, thấy Quỳnh đương nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường, về tâu với Chúa. Chúa liền đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc thế nào mà Quỳnh không việc gì.

Chúa ăn thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.

Nhà Quỳnh nghe thất trong dinh Chúa phát tang, thì ở nhà cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh chết đến cổ còn lừa được Chúa mới nghe.

Người đời về sau có câu thơ:


Trạng chết Chúa cũng băng hà

Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.
Về Đầu Trang Go down
 
Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giá trị của thời gian
» TIẾP TỤC KÉO DÀI THỜI GIAN CẬP NHẬT x-(
» Mu Thoi Gian
» **20/08/2011 ALPHA Test MU-Thời Gian.Com . Đẳng Cấp WING 4 . SEASON 6**
» truyện ma :((

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn 9x :: [::] Thảo luận [::] :: truyện-
Chuyển đến